Dùng gas nấu nướng là nhu cầu của mọi hộ gia đình. Với giá gas đun nấu tăng cao, các gia đình đang sử dụng lò vi sóng và bếp từ để giảm lượng gas tiêu thụ. Tuy nhiên, bất chấp giá cả tăng cao của khí đốt nấu ăn thì gas vẫn là nguồn nguyên liệu chính để nấu ăn trong mỗi hộ gia đình.
Vì vậy, việc sử dụng tiết kiệm tối ưu lượng gas tiêu thụ luôn
là điều các bà nội trợ tìm kiềm. Hãy cùng DOGI FOOD khám phá 10 mẹo nhỏ để
tiết kiệm 50% lượng gas nấu nướng trong nhà bếp.
1. Lau đồ dùng trước khi nấu ăn
Nhiều người rửa xoong, nồi, đun trực tiếp trên bếp
ga. Một số khí được sử dụng để làm nóng chảo ướt trước khi làm nóng thức
ăn bên trong.
Khí gas được sử dụng để làm khô chảo có vẻ như là một lượng nhỏ, nhưng khi bạn nấu ba lần mỗi ngày, sự lãng phí sẽ trở nên đáng kể. Tốt hơn hết bạn nên lau đồ dùng bằng khăn vải trước khi đặt lên bếp gas để tiết kiệm gas đun nóng chảo.
2. Điều chỉnh ngọn lửa vừa phải
Việc đầu tiên là hãy chú ý đến ngọn lửa trong khi nấu, chỉ cần
điều chỉnh núm bếp gas sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi là được. Ngọn lửa quá lớn
vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín bởi lượng nhiệt thay vì tập trung
vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh.
3. Chọn dụng cụ nấu phù hợp
Hãy chọn loại nồi phù hợp với lượng thức ăn cần nấu chín. Không
nên nấu thức ăn nhỏ trong một chiếc nồi to vì như vậy sẽ rất lãng phí gas.
Đối với những món như ninh, hầm xương thì nên nấu bằng nồi áp suất chuyên dụng vừa giúp thức ăn nhanh chín, mềm mà còn tiết kiệm gas khi nấu.
4. Thường xuyên vệ sinh bếp ga
Mỗi ngày sau khi nấu, bạn nên vệ sinh bếp gas bằng các sản
phẩm chuyên dụng để những cặn bẩn không đọng lại làm bít các lỗ khí. Nếu không
chùi rửa thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến gas không ổn định, ngọn lửa
không cháy đều dẫn tới nấu thức ăn lâu hơn và hao gas cực kỳ.
5. Không chế nước trong khi đun nấu
Khi đun nấu, nếu thấy cần thiết mới thêm nước. Ví dụ khi luộc
mì sợi, tùy lượng mì mà đổ nước cho vừa. Nếu hấp thức ăn, đặc biệt là hấp chín
thực phẩm, bạn chỉ nên cho một lượng nước đủ dùng vào nồi.
Nói chung, đổ nước sao cho hấp xong, trong nồi còn lại khoảng 1/2 bát nước là được. Nếu không, thời gian đun nước sôi sẽ kéo dài, lãng phí hơi gas.
6. Không nấu quá chín
Một số lượng lớn các bà nội trợ
làm rất nhiều việc trong khi nấu nướng và thường kết thúc thức ăn chín
quá. Lưu ý nghiêm ngặt về thời gian thực hiện để món ăn được nấu chín đúng
cách và không để thức ăn chín quá. Nấu quá chín có thể giết chết các chất
dinh dưỡng trong thực phẩm cùng với sự lãng phí LPG.
7. Khóa bình gas sau khi nấu ăn
Sau khi nấu ăn xong nên khóa bình gas lại. Một phần hạn chế
được lượng gas bị thất thoát ra bên ngoài, một phần đảm bảo được an toàn cho
người sử dụng, tránh được tình trạng rò rỉ gas, gây cháy nổ...
8. Không nên bật tắt bếp nhiều lần khi nấu
Trước khi bắt tay vào chế biến món ăn cho gia đình mình, bạn
nên chuẩn bị sẵn đầy đủ nguyên liệu và lên kế hoạch mình sẽ nấu những món ăn
gì. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một
cách liên tục được. Việc bật tắt bếp gas nhiều lần trong một lần nấu sẽ gây tốn
gas.
9. Dùng tấm chắn gió cho bếp gas
Tấm chắn gió hay còn được gọi là kiềng tiết kiệm gas được
làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh đầu đốt, đang có bán rộng rãi tại
các chợ và siêu thị.
Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định
hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong
trường hợp này.
10. Tập trung khi nấu ăn
Một số người có thói quen vừa nấu (đun nước, ninh cháo…) vừa làm việc khác như quét nhà, xem tivi... Và hấu hết đều quên cho tới khi nhớ ra thì một lượng gas đã tiêu hao uổng phí vì món ăn đã quá lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Vì thế hãy tập trung khi nấu.
0 Nhận xét